Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Trồng Rong Sụn







Hiện nay và trong tương lai ,rong biển vẫn là nguồn vật chất có vị trí quan trọng đối với con người. Vùng ven biển nước ta có khí hậu ôn hoà, là vùng phân bố của có gần một ngàn loài rong biển. Ngày nay, rong biển được sử dụng rộng rãi và có nhiều triển vọng trong phát triển kinh tế xã hội 
Vùng biển Việt Nam có nhiều loại rong có thể chế biến được Carrageenan. Tuy nhiên, sản lượng khai thác tự nhiên của chúng ít, khả năng nuôi trồng hạn chế do tốc độ phát triển chậm, đòi hỏi điều kiện môi trường khắt khe. Rong sụn là loài có tốc độ sinh trưởng cao, có thể trồng quanh năm và có thể trồng trong các ao nuôi tôm; vùng ven biển, vùng triều, ven các đảo Kỹ thuật trổng rong sụn đơn giản, đầu tư ít. Ðặc biệt, rong sụn có tác dụng quan trọng trong việc hấp thụ một số các yếu tố nhiễm bẩn hoặc các kim loại nặng trong môi trường biển. Do vậy, người ta có thể nuôi trồng kết hợp rong sụn trong các ao nuôi tôm, trong các đầm, vịnh để hạn chế ô nhiễm môi trường.

Rong sụn là loại rong biển có giá trị kinh tế cao, được dùng làm nguyên liệu chế biến thực phẩm, y tế…Trồng rong sụn rất phù hợp ở vùng ven biển, nhất là khu vực Nam Trung bộ, bởi có điều kiện thuận lợi có nhiều đảo, vịnh, đầm…kín gió, nhiệt độ 25-28oC.

Những năm gần đây phong trào trồng rong sụn phát triển mạnh ở khu vực này, trong đó có Khánh Hòa. Được sự hướng dẫn của phòng Nông nghiệp nên nông dân ở Cam Đức (Cam Lâm), Cam Phúc Bắc, Cam Nghĩa (Cam Ranh), mạnh dạng đầu tư nuôi trồng.

Rong sụn có thể được trồng quanh năm, không sợ dịch bệnh. Điều đáng lo ngại của rong sụn là bị nhiễm nước ngọt vào mùa mưa nhưng nếu kịp thời dịch rong ra xa chỗ nước sâu là được hay có thể thu hoạch sớm hơn mà không sợ lỗ vốn…”. Được biết, trồng rong sụn không tốn thời gian chăm sóc, khoảng 5 ngày ra xem, giũ rong sạch bùn đất bám. Mặt khác, rong sụn trồng trong thời gian rất ngắn khoảng 20 ngày là cho thu hoạch được nên bà con không bị chôn vốn.

Hiện tại Ninh Thuận có gần 700 ha trồng rong sụn, tập trung chủ yếu ở những bãi triều ven biển như: Khánh Hải, Hộ Hải, Phương Hải, Nhơn Hải, Vĩnh Hải, cửa biển Khánh Hội và đầm Nại của huyện Ninh Hải. Nhờ chi phí đầu tư thấp, cây rong sụn đã mở ra một hướng mới trong việc chuyển đổi đối tượng nuôi trồng thủy sản, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân và là loài cây “giảm nghèo” của các hộ ngư dân nghèo ven biển.

Đồng thời, hiện nay Ninh Hải còn là nơi cung cấp giống rong sụn cho các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Kiên Giang. Nghề trồng rong sụn vốn đầu tư ban đầu thấp, kỹ thuật trồng đơn giản, lại dễ tiêu thụ sản phẩm, đầu ra ổn định, cho nên các hộ gia đình nghèo có thể dễ dàng thực hiện. Với giá thu mua hiện tại từ 9.000-10.000đồng/kg khô, thu nhập từ nghề trồng rong sụn có thể đạt 2-3 triệu đồng/hộ/ tháng. Chính vì thế, đời sống các hộ nghèo được cải thiện khá hơn so với làm các nghề khác.

Hiệu quả nhất là mô hình trồng dàn căng trên đáy ở bãi triều ven biển Khánh Hội, Đầm Nại, huyện Ninh Hải. Với diện tích trồng vùng triều ven biển thuận lợi, hiện nghề trồng rong sụn nơi đây đã thu hút 250 hộ tham gia đầu tư trên 300 ha, giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động thường xuyên. Thu nhập bình quân mỗi vụ thu hoạch rong sụn 15-20 triệu đồng/hộ, có hộ đạt 60-80 triệu đồng/năm. Nhờ vậy, nhiều hộ gia đình ở Ninh Hải chẳng những giảm nghèo mà còn thoát hẳn cảnh nghèo khó.
RONGBIENVN  lấy từ Hội nông dân

0 nhận xét:

Đăng nhận xét